NĂNG LƯỢNG BỀ MẶT LÀ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ MIÊU TẢ NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG ĐỂ TƯƠNG TÁC VỚI CÁC CHẤT KHÁC TỒN TẠI TRÊN BỀ MẶT CỦA VẬT LIỆU
Năng lượng bề mặt của một vật liệu được đánh giá trên thang từ cao đến thấp tùy thuộc vào khả năng bám dính của hóa chất trên bề mặt của nó – yếu tốc tác động đến lực hấp dẫn của bề mặt. Một bề mặt có năng lượng cao sẽ có sức hấp dẫn bề mặt cao hơn, dễ kết dính hơn so với một bề mặt có năng lượng bề mặt thấp, khó thực hiện các công đoạn như in, sơn, lắp ráp trên đó.
Một số các vật liệu có năng lượng bề mặt thấp có thể kể đến như Composite, Polypropylene, Polyethylene, Teflon, và các chất polyolefins nhiệt dẻo khác đang được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất chủ đạo như sản xuất chế tạo ô tô, thiết bị thông minh bởi các tính năng đặc biệt của nó:
♦ Độ bền
♦ Độ dẻo
♦ Chống chịu tốt với độ ẩm và nhiệt độ
♦ Hiệu quả cao về chi phí
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm đó, vật liệu năng lượng bề mặt thấp có một nhược điểm lớn nhất đó là rất khó thực hiện các bước gia công như in, sơn hoặc kết dính.
Vậy có những phương pháp nào để giải quyết vấn đề này? Pros Technology đem đến cho bạn các giải pháp như sau:
1. Sử dụng một loại chất kết dính (keo hoặc băng keo) chuyên biệt cho các vật liệu có năng lượng bề mặt thấp này
2. Tăng năng lượng bề mặt bằng các phương pháp xử lý bề mặt vật lý/ hóa học/ cơ học hoặc một công nghệ mới sử dụng Plasma.
Mỗi một giải pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó, để lựa chọn được giải pháp phù hợp với ứng dụng của mình, vui lòng liên hệ: