Vật liệu che phủ tạm thời là gì?
Các vật liệu che phủ tạm thời được sử dụng trong đa dạng các ngành công nghiệp, bao gồm ô tô, hàng không vũ trụ và điện tử, để bảo vệ các bề mặt khỏi bị hư hại trong quá trình xử lý hoặc sơn phủ. Chúng được sử dụng như một lớp chắn tạm thời, sau đó sẽ được loại bỏ khỏi linh kiện hoặc bề mặt sau khi đã thực hiện xong chức năng che chắn trong quy trình sản xuất. Vì thế, việc có thể loại bỏ một cách dễ dàng mà không để lại dư lượng trên bề mặt là một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn một loại vật liệu che phủ tạm thời.
Các vật liệu che phủ tạm thời có thể ứng dụng đa dạng hơn là chỉ dùng cho mục đích che phủ và bảo vệ ban đầu của nó. Tìm hiểu thêm về những ứng dụng tiềm năng của vật liệu che phủ tạm thời và cách nó cải thiện cho quy trình sản xuất của bạn.
Những loại vật liệu che phủ tạm thời phổ biến
Các vật liệu che phủ tạm thời được sử dụng trong nhiều điều kiện sản xuất khác nhau, như là nhiệt độ cao trong quá trình hàn hoặc là tiếp xúc với hóa chất phủ trong quá trình phun lớp phủ bảo vệ bảng mạch. Những yếu tố cần xem xét để lựa chọn được loại vật liệu che phủ tạm thời phù hợp có thể dựa trên khả năng chịu nhiệt độ, hóa chất, độ bám dính cũng như thời gian đóng rắn, vv. Do đó, các loại vật liệu che phủ tạm thời có ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng có những đặc điểm riêng biệt để đáp ứng những nhu cầu này.
Tìm hiểu về các loại sản phẩm che phủ tạm thời.
Băng keo che phủ tạm thời: Băng keo được cấu tạo từ lớp giấy hoặc màng nhựa mỏng kết hợp với lớp keo dính. Băng keo được sản xuất ở chiều rộng cũng như lực dính đa dạng, khiến chúng phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Vật liệu che phủ tạm thời UV: Các vật liệu che phủ tạm thời UV là các vật liệu đóng rắn nhanh, không chứa dung môi, có thể sử dụng thủ công hoặc bơm tra tự động để bảo vệ cho PCB. Chúng được sử dụng trước quá trình hàn đối lưu hoặc là, phủ bảo vệ bảng mạch.
Vật liệu che phủ tạm thời dạng lỏng: Các vật liệu dạng này cũng thường được gọi là vật liệu che phủ tạm thời có thể lột bỏ, được tra lên bề mặt và để khô thành lớp vật liệu rắn có thể lột bỏ sau quá trình sử dụng. Chúng thường được sử dụng để bảo vệ bề mặt khỏi hóa chất hoặc mài mòn trong quá trình xử lý.
Vật liệu dạng tan được trong nước: Các vật liệu dạng này được sử dụng để bảo vệ các bề mặt khỏi mài mòn, xử lý hóa học hoặc là sơn. Chúng thường được sử dụng bằng súng phun hoặc phương pháp chải, có thể loại bỏ dễ dàng bằng nước sau khi thực hiện xong chức năng che chắn.
Vật liệu dạng nóng chảy: Các vật liệu che phủ tạm thời dạng nóng chảy được sử dụng bằng súng bắn keo nóng chảy. Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng sơn tĩnh điện, để che đi các khu vực không yêu cầu được sơn. Vật liệu dạng này có khả năng chịu nhiệt và loại bỏ dễ dàng sau quá trình sử dụng.
Vật liệu gốc cao su: Các vật liệu che chắn gốc cao su thường được sử dụng trong công nghiệp ô tô để bảo vệ bề mặt trong quá trình sơn. Các vật liệu này chống chịu được dung môi cũng như hóa chất và có thể sử dụng trong các ứng dụng nhiệt độ cao.
Ưu và nhược điểm
| Ưu điểm | Nhược điểm | |||
Băng keo | – Tiện lợi và nhanh chóng – Dễ dàng sử dụng cũng như loại bỏ khỏi bề mặt mà không để lại dấu vết hoặc gây hư hỏng. – Bền và có thể bảo vệ bề mặt trong một thời gian dài | – Không phải tất cả các băng keo bảo vệ đều chịu được nhiệt hoặc hóa chất, cho nên việc lựa chọn loại băng keo che chắn cho từng yêu cầu ứng dụng cụ thể của bạn là rất quan trọng. – Có thể mất độ bám dính nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ở môi trường độ ẩm cao. | |||
Vật liệu che phủ tạm thời UV | – Có thể che phủ rất chính xác và điều chỉnh tùy theo yêu cầu sản phẩm – Nhanh và hiệu quả, giảm thời gian sản xuất và chi phí nhân công. – Dễ dàng loại bỏ khỏi bề mặt mà không để lại dấu vết hay hư hỏng. | – Yêu cầu đầu tư ban đầu về thiết bị đóng rắn (thiết bị sấy UV) – Không phù hợp đối với yêu cầu che phủ diện tích quá lớn hoặc hình dạng phức tạp
| |||
Vật liệu che phủ dạng lỏng | – Có thể che phủ rất chính xác và điều chỉnh tùy theo yêu cầu sản phẩm – Dễ dàng sử dụng và loại bỏ dễ dàng –Không gây hư hại bề mặt và có thể sử dụng trên nhiều loại bề mặt khác nhau | – Thời gian đóng rắn để đạt được lực cũng như khả năng che chắn yêu cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ và chiều dày của lớp phủ. – Không phù hợp đối với yêu cầu che phủ diện tích quá lớn hoặc hình dạng phức tạp | |||
Vật liệu che phủ tan trong nước | – Dễ sử dụng và có thể loại bỏ dễ dàng bằng nước mà không gây hư hại bề mặt của sản phẩm – Có thể che phủ rất chính xác và điều chỉnh tùy theo yêu cầu sản phẩm | – Không phù hợp đối với yêu cầu che phủ diện tích quá lớn hoặc hình dạng phức tạp
| |||
Vật liệu che phủ dạng nóng chảy | – Dễ sử dụng và có thể che phủ với độ chính xác cao – Chịu được nhiệt độ cao và hóa chất | – Không loại bỏ được bằng nước mà phải sử dụng dung môi mạnh – Độ bền của lớp che phủ có thể ảnh hưởng bởi nhiệt độ | |||
Vật liệu che phủ tạm thời gốc cao su | -Bảo vệ các linh kiện tinh vi, nhạy cảm -Phù hợp với các trường hợp yêu cầu lớp che chắn bảo vệ dày | – Không chịu được hóa chất mạnh – Độ ẩm ảnh hưởng đến thời gian đóng rắn của vật liệu che phủ tạm thời. |