Ứng dụng này còn được gọi là lắp ráp nam châm, liên quan đến ba bộ phận chính là nam châm (hầu hết đều được làm từ ferrit hoặc gốm) và bộ khóa T-yoke – bao gồm một trục cực từ phía dưới và đĩa phía trên đều được làm từ thép. Bộ khóa T-yoke này được dán lên từng mặt của nam châm nhằm giữ nam châm trong quá trình loa hoạt động.
Để mối kết dính được ổn định, các bề mặt ráp với nhau phải được xử lý và làm sạch trước. Các bộ phận được làm từ thép rất dễ bị nhiễm bẩn của dầu nhớt, hóa chất thừa lại từ các công đoạn cắt mài trước đó vì vậy có thể gây ra nhiều trở ngại cho quá trình sản xuất. Bên cạnh đó,trong quá trình tạo ra nam châm có một bước là mài một mặt Blanchard để tạo ra bề mặt trơn phẳng cho nó, để lại một lớp bụi phủ cần phải được làm sạch trước khi lắp ráp. Các chất bẩn trên các bộ phận này có thể được làm sạch bởi các phương pháp khác nhau, nổi bật là sử dụng cồn isopropyl hoặc acetone.
Vậy sử dụng loại keo nào thì phù hợp?
Keo Epoxy hai thành phần
Keo Epoxy hai thành phần hay thường được gọi là keo A/B là loại keo thường được sử dụng rất nhiều trong ứng dụng dán nam châm với sắt này nhờ vào điểm mạnh là khả năng kết dính tốt trên nhiều loại bề mặt. Tuy nhiên, keo Epoxy vẫn có một số các nhược điểm gây tốn kém chi phí trong quá trình sản xuất như:
Khi trộn keo phải chú ý đến các vấn đề liên quan đến đầu tư hệ thống, kiểm soát chất lượng keo sau khi trộn, tra keo trong khoảng thời gian cho phép
Thời gian keo cố định được mối dán và thời gian keo khô khá lâu, ảnh hưởng đến năng suất sản xuất
Hiện nay, để giải quyết vấn đề liên quan đến hệ thống, người sử dụng thường dùng súng bơm keo cầm tay, giúp bơm keo trực tiếp thì cartridge ra bề mặt thông qua ống trộn keo mixing nozzle
Keo dán nhanh Cyanoacylates
Keo dán nhanh Cyanoacylates hay còn được gọi với các tên khác quen thuộc hơn như Super Glue hay Instant Glue cũng được sử dụng nhiều để kết dính bề mặt nam châm với kim loại với diện tích nhỏ. Keo nổi bật với khả năng khô nhanh tuy nhiên lực kết dính trong dài hạn lại không tốt so với keo epoxy. Vì vậy keo thường được dung trong các ứng dụng có áp lực lên mối dán không quá lớn, hoặc để cố định tạm thời các bộ phận trước khi tra keo cường lực acrylic để đảm bảo độ bền lâu dài cho mối dán.
Keo dán cường lực Acrylics
Hiện tại, khi nhắc tới dán nam châm với đế thép loại keo phù hợp nhất vẫn là keo cường lực acylic với nhiều loại khác nhau được chế tạo riêng cho các bề mặt mang đến ưu điểm đặc biệt về cả khả năng kết dính, lấp đầy gaps và thời gian cố định nhanh chóng. Loại keo acrylic này còn mang đến ưu thế về chi phí, tính thẩm mỹ cho mối kết dính với chỉ một lớp keo mỏng là đã giải quyết được vấn đề.
Keo cường lực Acrylic của Pros Technology có thể giúp đem đến lực kết dính ban đầu chỉ trong vòng 15 đến 30 giây , vì vậy chuyển công đoạn chỉ trong vòng 5 phút. Bên cạnh đó, với tốc độ cố định như vậy, bộ nam châm có thể được kẹp nhanh để hạn chế tối đa khoảng cách giữa các bộ phận, đường keo cũng đẹp và đồng đều hơn.
Keo cường lực Acrylic thường được sử dụng cùng với lớp lót primer, giúp giảm các công đoạn chuẩn bị bề mặt trước đó đối với bề mặt nam châm và khóa T-yoke bằng thép.
Các loại nam châm khác
Một loại nam châm cũng được sử dụng rất nhiều cho loa âm thanh đó là Neodymium-iron-boron (NdFeB) với đặc tính về từ rất tốt, tuy nhiên lại dễ bị ăn mòn bởi hóa chất – ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm. Vì vậy, chất lượng của các hóa chất phủ để bảo vệ loại nam châm này là rất quan trọng, phụ thuộc vào gốc hóa chất của nó. Nam châm Neodymium hiện đang được xử lý bề mặt bởi: 1) mạ nhôm; 2) Mạ niken; 3) sơn phủ epoxy; 4) phủ titanium-nitride bằng máy plasma. Mỗi một loại lớp phủ này lại có các yêu cầu khác nhau về chất kết dính. Nam châm Neodymium cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bắt đầu lắp ráp vì nếu xử dụng sai loại keo, mối kết dính sẽ vữa không chắc chắn vừa dẫn đến hiện tượng ăn mòn nhiều hơn.
Bên cạnh đó, nam châm Neodymium thường được sử dụng cùng với khóa topo “pot and pole-tip” nhiều hơn là sử dụng khóa T-yoke thông thường.
Để biết thêm chi tiết, liên hệ: