Vật liệu kết dính được sử dụng để dán chặt hai bề mặt với nhau, để tạo ra một mối liên kết mạnh và đáng tin cậy. Những bề mặt đó có thể là giống nhau về chất liệu hoặc hoàn toàn khác nhau. Các “chất liệu” được sử dụng trong ứng dụng kết dính như: keo epoxy một thành phần hoặc hai phần, keo kết dính do sự bay hơi của dung môi (keo dung môi), hoặc keo kết dính do có tác động gia nhiệt, nén ép, độ ẩm môi trường, hoặc bằng những phản ứng hóa học giữa các chất kết dính và chất nền.
Có một vài vấn đề mà bạn cần chú ý để có thể đạt được một mối kết dính tốt:
Bề mặt cần kết dính
Với các chất kết dính khác nhau sẽ tạo ra các mối nối có tính chất khác nhau, và khi được sử dụng trên các bề mặt khác nhau có thể đạt các kết nối mạnh yếu khác nhau. Một số chất kết dính cung cấp một liên kết rắn và cố định trong khi những chất kết dính khác lại đem đến một liên kết khá mềm dẻo có thể chống chịu rung lắc. Một điều cũng khá quan trọng cần lưu ý đó là khi liên kết các vật liệu khác nhau, mỗi một vật liệu lại có một “hệ số giãn nở” khác nhau khi tiếp xúc với nhiệt độ khác nhau. Điều này có nghĩa là, khi tiếp xúc với nhiệt độ, một vật liệu có thể nở ra nhanh hơn gây ra các ứng suất tập trung vào lớp keo kết dính. Trong trường hợp này, nên sử dụng keo kết cấu. Sự tương thích giữa bề mặt vật liệu và chất kết dính là rất quan trọng. Một chất kết dính có chất lượng tốt cũng cần được áp dụng lên một bề mặt sạch để có được liên kết tốt nhất. Loại bỏ dầu, chất bẩn, dầu nhờn và các chất gây bẩn khác trên bề mặt kết dính trước khi kết dính là rất quan trọng.
Dải nhiệt độ hoạt động
Có rất nhiều loại chất kết dính, như là: gốc acrylic, gốc silicone, epoxy và keo dung môi. Bởi vì vật liệu kết dính là một phần của sản phẩm cuối, vật liệu kết dính phải đủ khả năng làm việc trong môi trường cùng với sản phẩm. Sự lựa chọn chính xác về gốc hóa học của chất kết dính đảm bảo rằng liên kết có thể chống chịu được trong dải nhiệt độ hoạt động của sản phẩm cuối là thực sự quan trọng.
Môi trường làm việc
Trong các môi trường làm việc khác nhau, chất kết dính cần các đặc tính khác nhau như bền hóa học, chống chịu được độ ẩm và cũng như chống chịu các điều kiện biến đổi của thời tiết. Thực tế, chất kết dính đem đến một một liên kết tốt kéo theo giá thành cao, bạn cần chọn đúng các chất kết dính có tính năng phù hợp để sử dụng đảm bảo vòng đời và sự tin cậy của sản phẩm.
Các đặc tính được đưa ra dưới đây sẽ cung cấp thông tin tổng quát nhất về các loại chất kết dính.
Để có nhiều hơn về thông tin chi tiết và hỗ trợ về kỹ thuật, bạn hãy điền vào mẫu đơn →
Đặc tính | |||||||
Tương thích với chất nền | Thời gian khô | Độ dẻo | Nhiệt độ áp dụng | Mức độ tránh phản ứng hóa học | Mức độ phòng tránh độ ẩm và các biến đổi của thời tiết | ||
Acrylic | Kim loại, thủy tinh, nhựa, gỗ | Nhanh | Trung bình | Cao | Tốt | Tốt | |
Cyanoacrylate | Kim loại, nhựa, cao su, gỗ | Rất nhanh | Thấp | Thấp | |||
Hot Melt | Vải, giấy, nhựa, gỗ | Nhanh | Trung bình | Thấp | |||
Silicone | Thủy tinh, kim loại, cao su | Chậm | Trung bình, cao | Cao | Tốt | Tốt | |
Anaerobic | Kim loại, nhựa | Trung bình | Thấp | Thấp | |||
Epoxy | Thủy tinh, kim loại, gỗ | Chậm | Trung bình, cao | Cao | Tốt | Tốt | |
Polyurethane | Thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su | Chậm | Trung bình | Cao | Tốt | ||
Solvent-Based | Giấy, cao su, gỗ | Trung bình | Thấp. trung bình | N/A |