Trong nhiều thập kỷ qua, keo cường lực đã phát triển thành các giải pháp thay thế hiệu quả và thay thế những kỹ thuật nối thông thường như bắt vít, tán đinh và hàn. Loại keo này có thể kết dính một cách hiệu quả hầu hết các vật liệu thường được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất. Với nhiều đặc tính nổi bật, keo cường lực đang tạo ra nhiều lợi ích quan trọng cho rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là Ô tô, Điện tử và Xây dựng.
Định nghĩa Keo cường lực
Keo cường lực là bất cứ loại keo nào được thiết kể để tạo ra các kết dính bền, chắc. Vì vậy, “cường lực” trong keo cường lực được hiểu rằng nó sẽ trở thành một phần của cấu trúc đó về vật lý.
Không thể phủ nhận, keo cường lực khác hoàn toàn từ loại keo, như keo hoặc băng keo DIY. Keo này được tạo ra để cung cấp một sự kết dính bền chặt và thường được sử dụng thay thế cho các chốt cơ khí, như bu lông hay vít. Thỉnh thoảng, chúng còn được sử dụng thay cho hàn.
Có bao nhiêu loại keo cường lực?
Nhiều nhà sản xuất thường lo lắng trong việc chọn ra loại keo phù hợp nhất bởi vì có hàng ngàn lựa chọn với ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể đơn giản hóa và thu hẹp lại thành 3 loại chính.
Được xem như một trong những loại keo cường lực hóa chất thường gặp, keo epoxy là hệ keo hai thành phần điển hình với một thành phần là nhựa epoxy, và thành phần còn lại là tác nhân đóng rắn. Khi hai thành phần được phối trộn với nhau, phản ứng của chúng sẽ hình thành một liên kết mạnh và bền. Hãy lưu ý rằng tốc độ đóng rắn thay đổi mổ cách rất lớn tùy thuộc vào công thức của chúng.
Tuy nhiên, keo epoxy cũng có hệ thống keo một thành phần. Khi chúng chỉ có một thành phần duy nhất, chúng yêu cầu một yếu tố bên ngoài như lò nung nóng để bắt đầu quá trình đóng rắn.
Keo epoxy không chỉ là loại keo phổ biến nhất, mà còn là loại keo mạnh nhất hiện có với khả năng chịu nhiệt và hóa chất tốt. Tuy nhiên, sự chuẩn bị bề mặt được yêu cầu phải đảm độ kết dính bền và giới hạn tính linh hoạt.
Những ngành sử dụng keo epoxy là hàng không vũ trụ, sản xuất, và ô tô.
Một loại cường lực khác được đề cập là polyurethane. Tương tự như keo epoxy, loại này có cả hệ 1 thành phần và hệ 2 thành phần. Tuy nhiên, polyurethan một thành phần không thể đáp ứng cường độ cần thiết để sử dụng trong các ứng dụng cường lực.
Keo polyurethane cường lực là hỗn hợp của nhựa polyurethane với chất đóng rắn. Mặc dù chúng rất linh hoạt và bền, chúng chứa các hóa chất độc hại (isocyanate) và thường cần thời gian xử lý lâu hơn các loại keo hóa chất khác.
Công nghiệp hàng hải, vận tải khối lượng lớn và ô tô là những ngành chính sử dụng keo polyurethane.
Keo acrylic là loại keo cường lực mới nhất chỉ có hệ thống hai thành phần – là hỗn hợp của nhựa acrylic và chất đóng rắn. Keo acrylic có thể kết dính tất cả các bề mặt kết dính với thời gian khô nhanh và không cần sự chuẩn bị bề mặt. Tuy nhiên, keo này thường không có nhiều tính linh hoạt và có mùi đặc trưng.
Vận tải quy mô lớn, sản xuất mặt trang trí và ô tô có thể được xem là những lĩnh vực sử dụng keo acrylic thường xuyên.
TÌM HIỂU THÊM: Keo Epoxy và keo cường lực Acrylic đang thay thế các loại nẹp cơ học như thế nào
Keo cường lực trong kết dính ngành Ô tô
Nguyên lý sử dụng của keo cường lực trong ngành Ô tô là để giảm trọng lượng của phương tiện. Câu hỏi đặt ra: Tại sao nó cần thiết? Câu trả lời nằm ở phần thân của chiếc xe – nơi mà chiếm tới 40% trọng lượng và được làm từ thép với công dụng chống va đập tiên tiến, độ bền tổng thể, và độ bền lâu dài. Điều này yêu cầu các nhà sản xuất cần sáng tạo, nhanh nhạy trong việc đưa ra sự lựa chọn nguyên vật liệu cho những chiếc xe được sản xuất, nhằm giảm trọng lượng, đồng thời tăng hiệu suất của xe.
Phương pháp để thực hiện những cải tiến đó có thể là kết dính nhựa, polyme và nhôm với các thành phần thép khác nhau. Kết dính không chỉ mang đến sự linh hoạt tốt hơn của nguyên vật liệu, mà còn có thể áp dụng với những bộ phận nhạy cảm với nhiệt (thảm, các yếu tố về nội thất, thiết bị điện tử,…), hoặc nối các bộ phận khó hoặc không thể tiếp cận bằng cách sử dụng các công cụ hàn truyền thống.
Ngành điện tử và Keo cường lực
Vật liệu cơ bản được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử – bảng mạch in (PCB), sử dụng vật liệu kết dính để liên kết các thành phần gắn trên bề mặt (kết dính chip), đính dây, lớp phủ bảo vệ và đóng gói (bọc) các thành phần.
Bên cạnh những cách sử dụng chính được đề cập bên trên, có ba pha xử lý khác nhau cần quan tâm khi chọn lựa loại keo thích hợp cho các ứng dụng điện tử: pha không đóng rắn hoặc pha nhựa lỏng, pha đang đóng rắn (chuyển tiếp) và pha đóng rắn hoặc vật liệu rắn. Trên hết, keo đóng rắn là quan trọng nhất do nó ảnh hưởng đến độ tin cậy của sản phẩm.
Một số loại keo cường lực được sử dụng chính trong các quy trình điện tử kể đến như: Keo dẫn điện, Keo dẫn nhiệt và Keo đóng rắn bằng tia UV.
- Về cơ bản, keo dẫn điện được chuyển đổi từ keo không dẫn điện bằng cách thêm chất độn vào vật liệu cơ bản. Chúng được yêu cầu trong nhiều ứng dụng, ví dụ như mạch tích hợp và thiết bị dính trên bề mặt.
- Keo dẫn nhiệt giúp cung cấp đường dẫn điện, đi ốt, transitor đóng chặt, hoặc những thiết bị điện khác để đảm bảo không xảy ra quá trình tích tụ nhiệt.
- Keo đóng rắn bằng tia UV đơn giản để sử dụng với thời gian đóng rắn nhanh và không yêu cầu tăng nhiệt độ. Lượng sử dụng keo này ngày càng tăng do chúng đáp ứng các yêu cầu trong ngành này – bao gồm yêu cầu về môi trường, cải thiện năng suất sản xuất và giá thành sản phẩm.
Keo trong ngành Xây dựng
Keo được ứng dụng một cách chủ động trong xây dựng và công trình dân dụng do keo này kết dính các bề mặt lớn và các mối nối dày. Chất kết dính cường lực được yêu cầu cho các bộ phận cường lực, chẳng hạn như kết dính bê tông với bê tông, gạch men với bê tông, tấm xây dựng, tường xây, cửa ngoài, công trình dân dụng, kết dính thành phần, kết dính kim loại, kết cấu kính, hàn gắn các bộ phận kim loại vào bê tông.
Vì chúng có thể cho độ bền cắt khi kéo ít nhất từ 5 đến 8 MPa, keo kết dính là sự lựa chọn tốt nhất để lắp ráp bề mặt lớn có thể làm giảm nồng độ ứng suất. Lớp kết dính còn bảo vệ vật liệu khỏi bị ăn mòn và chống thấm tùy theo yêu cầu cụ thể. Về mặt thẩm mỹ, sự kết dính cung cấp các bề mặt phẳng và mịn thông qua việc loại bỏ các ốc vít cơ học như vít, đinh tán, đai ốc và bu lông hoặc đầu đinh. Do đó, thiết kế được cải thiện rất nhiều.
Keo cường lực trong ứng dụng Y tế
Keo cường lực được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng về y tế. Cách sử dụng điển hình là kết dính các dụng cụ phẫu thuật với nhau, miếng đệm cao su ở đáy nạng hoặc gậy chống, đế nhựa và đáy ủng đúc. Theo truyền thống, đinh, vít hoặc đinh tán được sử dụng để thực hiện các ứng dụng nêu trên.
Loại keo được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực y tế là cyanoacrylate – keo tức thì – không chứa dung môi, đóng rắn nhanh nên giúp tạo kết dính màng mỏng giữa các bề mặt gắn kết. Nếu các ứng dụng yêu cầu liên kết bền và đáng tin cậy, thì cyanoacrylate là một lựa chọn hoàn hảo. Hiện tạ, các chất kết dính này được sử dụng để sản xuất bộ ống IV, kết dính mũi tiêm hoặc gắn ống nhựa vào túi máu.
TÌM KIẾM THÊM THÔNG TIN TẠI 101 Hướng dẫn cơ bản về Giải pháp keo trong thiết bị y tế
Tổng kết
Chất kết dính mang lại nhiều ưu điểm hơn so với các hệ thống cố định khác. Điều quan trọng là phải có kiến thức sâu rộng về các thuộc tính liên quan, xác định được các yêu cầu về kết dính, xác định tất cả các điều kiện môi trường mà sự kết dính sẽ trải qua, lựa chọn ra danh sách keo thích hợp dành cho thử nghiệm và thu hẹp các lựa chọn. Trong vô vàn sự lựa chọn này, hãy để chúng tôi trở thành đối tác với sự hiểu biết chuyên sâu mà bạn có thể tin tưởng trong suốt chặng đường.
Bạn cần nhận tư vấn từ chuyên gia về lựa chọn keo cường lực phù hợp với mục đích sử dụng của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại thông tin liên hệ phía dưới: