Các ứng dụng có thể bao gồm
Tra keo, bịt kín chống nước và các tác nhân khác cho các bộ phận, potting điện tử, sơn phủ lên bề mặt gia công, …
Cánh tay Robot (Arm Robot) là loại robot điển hình sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất (bao gồm sản xuất điện tử, ô tô, y tế, và nhiều ngành công nghiệp khác) tạo nên từ sự kết hợp các khớp nối, bản lề cũng với cánh tay nhân tạo tạo ra các chuyển động như một cánh tay của con người nhưng ở cấp độ cao hơn và dễ dàng điều khiển hơn. Cánh ta robot có thể vận hanh như một hệ thống bơm tra vật liệu độc lập hoặc kết hợp với nhiều thiết bị khác trong dây chuyền sản xuất để đảm bảo quy trình được diễn ra liên tục.
Cánh tay Robot có thể được sử dụng trong hầu hết các quy trình tự động hóa của dây chuyền sản xuất, đặc biệt là các tác vụ yêu cầu cao về tốc độ, độ chính xác và di chuyển lặp lại theo chu kỳ.
So với các loại robot tự động để bàn có 3-4 trục thông thường, cánh tay robot với 6 trục và không có giới hạn về trọng tải và diện tích khu vực di chuyển. Đặc điểm đem đến lợi thế về tính linh hoạt rất lớn cho loại robot này, kết hợp với mô-đun cảm biến hình ảnh, cánh tay robot có thể xử lý được hầu hết các khu vực, đường vật liệu phức tạp nhất.
Các dòng Cánh tay Robot phổ biến hiện tại
![]() ![]() | ![]() ![]() | ![]() ![]() |
Các lợi ích đối với quy trình tra keo
Như đã được nhắc đến phần trên, cánh tay robot có nhiều loại đa dạng ở trọng tải phù hợp với nhiều quy mô sản xuất, từ các bảng mạch trong ngành điện tử đến các bộ phận lớn và nặng hơn trong sản xuất ô tô, thiết bị y tế, thiết bị điện.
Về cơ bản, trong các ứng dụng liên quan và sử dụng vật liệu lỏng như keo dán, thường chỉ yêu cầu các cánh tay robot có trọng tải thấp từ 3 đến 6 kg. Mặc dù việc nhiều mẫu mã giúp đảm bảo người sử dụng có thể lựa chọn được loại phù hợp, để đến được bước cuối cũng, cần cân nhắc khá nhiều yếu tố.
Các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn cánh tay robot
Tải trọng
Mỗi loại cánh tay robot sẽ có tải trọng khác nhau. Khi lựa chọn tải trọng của robot, các kỹ sư thường lựa chọn tải trọng lớn hơn so với yêu cầu, để có thể đáp ứng được các ứng dụng sau này phát sinh nếu có (ví dụ như gắn thêm thiết bị/ đầu ra vật liệu)
Các loại robot khác nhau thì có thiết kế khác nhau – có thể ảnh hưởng đến tải trọng. Vì vậy khi lựa chọn, người sử dụng cũng nên cân nhắc giữa tải trọng và diện tích nhà xưởng, vị trí lắp ráp.
Điều hướng
Yếu tố này được xác định thông qua diện tích sử dụng để lắp đặt robot hay phần diện tích sàn phía trên cần dùng để đặt cánh tay robot giúp cho nó hoạt động đồng bộ cũng với các thiết bị khác trên cả dây chuyền sản xuất. Nên cân nhắc đến độ dài, hướng, vị trí của cánh tay để nó có thể hoạt động tối ưu nhất.
Tốc độ
Đặc biệt khi lựa chọn cánh tay robot để gắp và đặt mẫu vào vị trí, cần đặc biệt chú ý đến tốc độ chuyển động, và gia tốc trong suốt quá trình vận chuyển.
Trong quá trình này, nên lựa chọn các loại robot có thể điều chỉnh lại tốc độ và gia tốc thông qua việc lựa chọn mô-tơ, actuator được sử dụng.
Độ chính xác
Đối với các ngành xử lý với các linh kiện/ bộ phận cực nhỏ hoặc khu vực tra keo hạn chế thì yếu tố chính xác là yếu tố không thể bỏ qua. Độ chính xác được thể hiện ở chuyển động và góc quay của các khớp tay. Các loại robot có độ chính xác càng cao thì sẽ càng phức tạp và vì vậy chi phí cũng lớn hơn, tuy nhiên đi kèm đó, các yếu tố khác hình thành nên robot này cũng chất lượng hơn.
Đối với nhiều ứng dụng, đặc biệt là ứng dụng liên quan đến vật liệu chuyên dụng, giữ được độ chính xác ổn định qua nhiều vòng lặp là cần thiết để tránh các chi phí xử lý lỗi không đáng có.
Trên đây chỉ là các yếu tố chính liên quan đến vấn đề lựa chọn một cánh tay robot phù hợp với nhu cầu sử dụng. Để có thể tối đa hóa lợi ích và chi phí, cần cân nhắc đến nhiều thành tố khác nữa. Vui long liên hệ với chúng tôi để nhận thêm tư vấn từ các chuyên gia