Trước nhiều loại công nghệ keo dán trên thị trường hiện nay, để lựa chọn được một loại keo phù hợp với ứng dụng, các nhà sản xuất cần phải cân nhắc đến rất nhiều yếu tố. Nhằm giúp khách hàng thu hẹp được phạm vi lựa chọn của mình, Pros Technology có tổng hợp và đưa ra bảng câu hỏi như sau:
1. Loại vật liệu cần dán?
Bề mặt mà keo dán làm việc cùng chính là bề mặt trên cùng của các bộ phận cần dán hoặc lắp ráp, vì vậy việc xác định được loại vật liệu phía trên cùng của bộ phận đó là rất quan trọng. Ví dụ đối với kim loại, keo sẽ được tra lên bề mặt là kim loại hay phía trên kim loại còn có một lớp sơn phủ khác? Đối với nhựa, chính xác là bộ phận đó được làm từ loại nhựa gì? Có bất kỳ một lớp dầu nhớt hay chất tháo khuôn nào trên bề mặt gia công không? Tất cả điều này đều cần được xác nhận lại trước khi lựa chọn keo.
2. Tốc độ khô keo yêu cầu?
Các loại keo sử dụng đều yêu cầu một thời gian khô keo hoặc để đạt được độ kết dính cần thiết nhất định. Trong các ứng dụng kết dính với mối dán nhỏ với tốc độ gia công nhanh thì quy trình chắc hẳn sẽ yêu cầu một loại keo với tốc độ khô keo nhanh hơn (5 phút hoặc có thể thấp hơn). Trong khi đó, đối với các bộ phận lớn, trong quá trình lắp ráp cần phải căn chỉnh nhiều lần thì chắc hẳn sẽ cần một loại keo với thời gian khô vào khoảng 20 phút hoặc có thể dài hơn.
3. Có các bước chuẩn bị, xử lý bề mặt trước khi tra keo không?
Trước khi tra keo, một bề mặt sạch, khô và có độ sần sùi nhất định là một bề mặt lý tưởng tăng khả năng kết dính cho keo. Điều này có nghĩa là trước đó bề mặt cần phải được làm sạch bằng dung môi, đánh bằng giấy ráp hoặc sử dụng công nghệ xử lý bề mặt Plasma từ trước. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá từng loại keo sau này.
4. Thiết kế mối nối như thế nào để phù hợp với đặc điểm của từng loại keo?
Thiết kế mối nối tức là việc sắp xếp đặt để vị trí của các bề mặt, bộ phận như thế nào để đảm bảo được các bài kiểm tra về lực kéo, bẻ, trượt, … Những thiết kế mối dán mà tạo lực bóc hoặc bẻ lên lớp keo dán thường sẽ không chắc chắn bởi lực tác động không được phân bổ đều lên cả bề mặt.
5. Tra keo bằng phương pháp và dụng cụ gì?
Các loại keo dán thường có rất nhiều dạng, độ nhớt từ thấp đến cao, một thành phần, hai thành phần trộn hoặc hai thành phần nhưng không yêu cầu trộn, thời gian trộn ngắn/ dài và trong nhiều quy cách đóng gói. Nhà sản xuất cần xác định được kích thước đóng gói phù hợp hoặc thiết bị phù hợp để bơm./ phun keo của mình.
6. Đặc điểm nổi bật của từng loại keo
Hầu hết các loại keo đều có thể chịu được lực trượt ít nhất là 1000 psi tuy nhiên chúng vẫn khác nhau rất nhiều từ cấu tạo hóa học đến các tính chất khác. Vì vậy để xác định được loại keo phù hợp, người sử dụng cũng cần nắm chắc các đặc tính của các loại keo đó.
Để được tư vấn bởi đội ngũ có nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghệ vật liệu, liên hệ với chúng tôi thông qua: