Việc sử dụng keo dán trong ngành dệt may đang trở nên ngày càng phổ biến nhờ những lợi ích vượt trội về hiệu suất và thẩm mỹ. Keo dán không chỉ giúp đảm bảo độ bền, độ linh hoạt mà còn tăng cường sự thoải mái cho các sản phẩm như quần áo, đồ lót, vải y tế và nhiều sản phẩm khác.
Tuy nhiên khi ứng dụng keo dán, các nhà sản xuất thường gặp một số vấn đề bao gồm việc keo không bám chắc, gây hại cho vải, hoặc làm giảm độ bền của sản phẩm. Nguyên nhân là do mỗi loại keo dán đều có đặc tính và ứng dụng riêng, phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng sản phẩm. Do đó, việc lựa chọn keo dán phù hợp là vô cùng quan trọng.
Trong bài viết này, Prostech sẽ giới thiệu một số loại keo dán phổ biến, ứng dụng của từng loại keo trong ngành dệt may và cách lựa chọn loại keo sao cho hiệu quả nhất.
Các loại keo dán vải
1. Keo PUR (Hot melt PUR)
Keo PUR là một loại keo nóng chảy có thể đông cứng lại khi tiếp xúc với độ ẩm. Keo này thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu khả năng chịu nước và độ bền cao.
Đặc điểm của keo PUR
- Thời gian khô nhanh
- Mềm mại và có độ bám dính tốt trên nhiều loại vải, thích hợp cho vải có khả năng chống nước (DWR) cao.
- Nhiệt độ ứng dụng thấp
- Hiệu suất thoáng khí tốt
- Không chứa dung môi và an toàn cho môi trường, giá cạnh tranh.
Ứng dụng của keo PUR
Keo dán Hot Melt được sử dụng rộng rãi trong các quy trình sản xuất nhanh chóng và yêu cầu độ bám dính mạnh mẽ. Chúng thường được áp dụng trong các ứng dụng như:
- Cán vải đa lớp
- Dán vải không dệt, vải may mặc.
- May không sử dụng chỉ may (sew free)
- Các sản phẩm y tế, ô tô, đồ dùng một lần.


2. Keo PVA (Polyvinyl Acetate) dán vải
Keo PVA là một loại keo được làm từ nhựa polyvinyl acetate, là một giải pháp kết dính hiệu quả và tiện lợi cho nhiều ứng dụng trong ngành dệt may và thủ công.
Đặc điểm của keo PVA dán vải
- Dễ sử dụng và làm sạch
- Độ bám dính tốt trên nhiều bề mặt.
- Không độc hại và an toàn cho người sử dụng.
Ứng dụng của keo PVA dán vải
Keo dán PVA là lựa chọn phổ biến nhất trong ngành dệt may nhờ tính an toàn và dễ sử dụng. Chúng thường được sử dụng trong các sản phẩm yêu cầu độ bám dính trung bình đến cao:
- Dán các sản phẩm không dệt bằng sợi nhựa tổng hợp (ví dụ: túi xách, khẩu trang y tế, các sản phẩm dệt may hoàn thiện).
- Các sản phẩm may mặc, đồ trang trí nội thất.
- Dán các chi tiết trang trí
- Sửa chữa quần áo
3. Keo Polyurethane (PU) dán vải
Với độ bám dính cao, keo PU tạo ra liên kết chắc chắn và bền vững trên nhiều loại vật liệu, bao gồm cả vải chống thấm nước (DWR).
Đặc điểm của keo PU dán vải:
- Độ bền cơ học và hóa học cao.
- Chịu được nước và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Độ bám dính mạnh và linh hoạt.
Ứng dụng của keo PU dán vải:
Keo dán PU được ưa chuộng trong các ứng dụng yêu cầu độ bền cao và khả năng chống chịu điều kiện môi trường khắc nghiệt. Chúng đặc biệt hiệu quả khi dán:
- Vải kỹ thuật, vải chống thấm nước.
- Các sản phẩm ngoài trời như lều, bạt, và đồ bảo hộ.
4. Keo silicon dán vải
Keo silicon là một loại chất kết dính được chế tạo từ hợp chất silicon. Keo silicon thường có dạng lỏng hoặc dạng gel, dễ dàng bôi lên bề mặt cần kết dính và khi khô sẽ tạo ra một liên kết chắc chắn và linh hoạt.
Đặc điểm của keo silicone dán vải:
- Khả năng chịu nhiệt và chịu thời tiết tốt.
- Độ bám dính linh hoạt và đàn hồi.
- Dễ tạo màu
- An toàn và không gây kích ứng da.
Ứng dụng của keo silicone dán vải:
Keo dán Silicone là lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng đòi hỏi tính linh hoạt và khả năng chịu nhiệt:
- Các sản phẩm y tế
- Sử dụng để phủ lớp cho vải, cải thiện độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm textile.
- Dùng để làm các tem nhãn trên sản phẩm textile.
- Được sử dụng trong quá trình in ấn trên vải.
Tiêu chí lựa chọn keo dán vải phù hợp
Khi chọn keo dán cho sản phẩm dệt may, các nhà sản xuất cần cân nhắc các yếu tố sau để đảm bảo hiệu quả tối ưu:
- Loại vải cần dán:
Đảm bảo keo dán phù hợp với loại vải mà bạn đang sử dụng, ví dụ Cotton, Polyester, Polyamide (Nylon), Spandex, PU foams (Bọt PU Aromatic hoặc Aliphatic) hay các loại sợi tổng hợp khác.
- Đặc tính kỹ thuật của keo dán vải:
- Độ nhớt: Điều chỉnh theo yêu cầu về độ dày mỏng và cách ứng dụng keo.
- Thời gian làm việc: Chọn keo có thời gian mở (open time) đủ dài để có thể thực hiện các bước xử lý mà không gặp phải vấn đề keo khô quá nhanh.
- Thời gian khô và đóng rắn: Đảm bảo rằng thời gian khô và đóng rắn của keo phù hợp với tốc độ sản xuất và yêu cầu quy trình.
- Độ bám dính: Keo dán cần có khả năng bám dính tốt giữa các lớp vải khác nhau.
- Linh hoạt: Chọn keo có khả năng đàn hồi tốt nếu sản phẩm sẽ phải chịu các lực kéo căng hoặc co giãn.Ví dụ, sản phẩm đồ lót có thể yêu cầu keo mềm mại hơn so với áo khoác.
- Khả năng chịu nhiệt và chống nước: Đối với sản phẩm dệt may, keo dán cần chịu được nhiệt độ và không bị ảnh hưởng bởi nước.
- An toàn cho người sử dụng: Chọn keo dán không chứa hóa chất độc hại và an toàn cho người tiếp xúc (Các sản phẩm keo dán có thể cần được chứng nhận bởi tổ chức Oeko-Tex để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và không chứa các chất gây hại)
- Ứng dụng cụ thể:
Tùy thuộc vào loại sản phẩm (áo, túi xách, đồ lót, v.v.) mà bạn có thể cân các yêu cầu cụ thể và lựa chọn keo dán phù hợp.
Chẳng hạn, keo dán PVA thường được sử dụng khi dán các sản phẩm không dệt làm từ sợi tổng hợp như khẩu trang y tế.
- Tính dễ dàng tra keo:
- Phương pháp tra keo: Keo nên phù hợp với phương pháp tra keo được sử dụng trong quy trình sản xuất, như phun, lăn, hoặc chấm.
- Tính tương thích với bề mặt vải: Keo cần phải dễ dàng phân phối đều trên bề mặt vải mà không gây ra các vấn đề như bọt khí hoặc lắng đọng.
- Tương thích với các bước gia công sau đó:
- Xử lý nhiệt: Nếu sản phẩm cần gia công nhiệt sau khi dán, chọn keo có khả năng chịu nhiệt hoặc không bị ảnh hưởng bởi các quy trình nhiệt.
- Xử lý hóa học: Nếu cần xử lý hóa học, hãy đảm bảo keo không phản ứng với các hóa chất khác.
- Chi phí và hiệu quả quy trình:
- Chi phí sử dụng: Đánh giá chi phí của keo trong bối cảnh quy trình sản xuất tổng thể.
- Hiệu quả quy trình: Đảm bảo keo không làm tăng thêm thời gian sản xuất hoặc yêu cầu thêm bước xử lý không cần thiết.
Như vậy, việc lựa chọn loại keo phù hợp không hề dễ dàng. Trên đây là một số tiêu chí nhà sản xuất có thể tham khảo để có thể chọn được keo dán phù hợp nhất cho quy trình sản xuất dệt may của mình. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Prostech để nhận tư vấn chuyên môn và test thử sản phẩm miễn phí! Prostech luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp kết dính tối ưu cho mọi nhu cầu của bạn trong ngành dệt may.
Keo dán vải loại nào tốt?
Bạn đang tìm kiếm keo dán vải tốt nhất? Dưới đây là một số lựa chọn mà Prostech gợi ý để giúp bạn chọn loại keo dán vải phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
- H.B.Fuller TL2109: Được thiết kế để dán lớp vải với vải.
- H.B.Fuller TL5404D: Được thiết kế để dán lớp vải với vật liệu HDWR hoặc TPU film (Chống thấm nước cao).
- H.B.Fuller TL5408D: Được thiết kế để dán lớp vải với màng thở
- H.B.Fuller TL2113: Độ bền rất cao, lực bám dính tốt, mật độ thấp, ứng dụng cán vải
- H.B.Fuller TL5328SY: Là loại keo có độ bền liên kết cao, thời gian mở nắp dài, kết dính tốt với vải chống thấm nước, chống ố vàng
Prostech cung cấp nhiều loại keo dán vải chất lượng cao, được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu khác nhau từ độ bám dính mạnh mẽ đến khả năng chịu nhiệt và chống thấm nước. Chọn đúng loại keo dán không chỉ giúp tăng chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực keo dán cho ngành dệt may, Prostech sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn loại keo phù hợp và cung cấp giải pháp tích hợp vào dây chuyền sản xuất để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.