Phân biệt Sự Kết Dính, Sự Liên Kết, Sức Căng Bề Mặt và Hiện Tượng Mao Dẫn
share
Có một số hiện tượng mà chúng ta thường nhầm lẫn đó là Sự Liên Kết, Sự Kết Dính, Sức Căng Bề Mặt và Hiện Tượng Mao Dẫn. Trong bài viết này, Prostech sẽ làm rõ các khái niệm tưởng như rất quen thuộc nhưng lại khó phân biệt với một số kỹ sư.
Hai từ Sự kết dính (Adhesion) và Sự liên kết (Cohesion) đều bắt nguồn từ từ gốc “hesion” có nghĩa là gắn bó. Đây là hai danh từ miêu tả trạng thái các phân tử bị hút vào nhau.
Sự khác biệt giữa chúng là Sự kết dính (Adhesion) đề cập đến sự liên kết của các phân tử khác nhau, còn Sự liên kết (Cohesion) là sự liên kết của các phân tử giống nhau.
Sự kết dính (Adhesion) là lực hút lẫn nhau giữa các phân tử không giống nhau khiến chúng bám vào nhau. Từ này có thể được sử dụng theo nghĩa chung hơn để chỉ bất kỳ tính chất bám dính nào (ví dụ: keo và băng dính có thể được gọi là chất kết dính (adhesives) hay sự kết dính giữa phân tử nước và thành cốc).
Sự Liên kết (Cohesion) là lực hút lẫn nhau giữa các phân tử giống nhau khiến chúng dính vào nhau. Ví dụ như sự liên kết giữa hai phân tử nước với nhau. Sự liên kết (Adhesion) giữa các phân tử trên bề mặt chất lỏng tạo ra Sức căng bề mặt (Surface Tension).
Còn sự kết dính (adhesion) giữa nước và thành cốc tạo ra hiện tượng khum (meniscus) hay Hiện tượng mao dẫn (Capillary Effect).
Để hiểu thêm về Cohesion, Adhesion, Surface Tension và Capillary Effect, xin mời bạn tham khảo thêm video chúng tôi đã đính kèm.