Keo khô khi tiếp xúc với ánh sáng hay còn gọi tắt là keo UV là loại vật liệu đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua, trong nhiều ngành nghề sản xuất, đặc biệt là lắp ráp thiết bị y tế và thiết bị điện tử. Ban đầu, keo UV được sử dụng phổ biến trong các thiết bị y tế bởi sự hạn chế về sử dụng các chất chứa dung môi trong các thiết bị phục vụ sức khỏe, khiến các doanh nghiệp sản xuất phải tìm đến các giải pháp thân thiện hơn với môi trường và người sử dụng. Trong các giai đoạn tiếp theo, người ta lại tiếp tục thấy sự bùng lên của keo UV trong các ứng dụng điện tử – ngành công nghiệp sản xuất yêu cầu năng suất cao, keo phải khô nhanh và đạt được độ thẩm mỹ nhất định.
Xem các loại keo được sử dụng cho ứng dụng Y tế tại đây
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, keo UV cũng gặp không ít trở ngại, đặc biệt đối với các ứng dụng dán trên các bề mặt bằng nhựa. Hầu hết các loại nhựa đều hấp thụ ánh sáng UV rất tốt để tăng độ bền của nó, tránh các tình trạng giòn, dễ gãy hay bị ngả vàng. Điều này đồng nghĩ với việc, ánh sáng UV rất khó có thể xuyên qua nhựa, nhưng ánh sáng lại là yếu tố cần thiết để làm khô keo UV, vậy phải làm cách nào? Với sự nghiên cứu và phát triển nhiều loại chất hoạt hóa chứa photo khác nhau, một loại bước song ánh sáng đã được tìm thấy để vừa có thể đi xuyên qua được bề mặt nhựa và kích hoạt tạo phản ứng khô keo, mà có thể không cần sử dụng đến đèn sấy UV. Nhờ vào đặc tính đặc biệt và khả năng linh hoạt của nó, loại keo UV này được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng liên quan đến dán và lắp ráp nhựa.
Keo UV dán các bề mặt bằng nhựa ngăn tia UV
Mặc dù cái tên keo UV được hình thành từ cơ chế khô của nó nhưng nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày một phức tạp của khách hàng, keo uv ngoài cơ chế khô bằng ánh sáng đã được bổ sung thêm rất nhiều cơ chế khô khác, bao gồm các bộ đôi khô keo như:
♦ Keo UV với cơ chế khô thứ cấp là yếm khí: Loại keo này cho phép nhà sản xuất sấy keo khô theo nhu cầu bằng thiết bị đèn sấy thông thường, tuy nhiên với các vị trí bị che khuất bởi các bộ phận không trong suốt vẫn có thể khô theo cơ chế của keo hiếm khí đem đến mối kết dính chắc chắn, bền bỉ và chống chịu tốt với hóa chất và môi trường bên ngoài.
♦ Keo UV với cơ chế khô thứ cấp vì nhiệt: Loại keo này giúp lớp keo/ lớp phủ bảo vệ phía trên các bảng mạch điện tử khô nhanh trong thời gian handling time trước khi chuyển quy trình, sau đó vẫn có thể sử dụng nhiệt để sấy thêm một lần nữa, đảm bảo độ bền cho các vật liệu khi hoạt động trên PCB.
♦ Keo UV với cơ chế khô thứ cấp khi tiếp xúc với độ ẩm: Ngoài cơ chế khô nhanh bằng ánh sáng UV/ ánh sáng trong vùng nhìn thấy, keo được tra ở các vị trí bị khuất bóng vẫn có thể phản ứng với độ ẩm để hình thành phản ứng khô keo.
Trên đây là 3 cơ chế KHÔ KÉP, hay còn được gọi là dual cure. Ngoài ra, đối với các loại keo UV đặc biệt, còn có thể có đến 3 cơ chế khô keo như:
♦ Keo UV với cơ chế khô vì nhiệt hoặc khô khi có chất hoạt hóa activator: Loại keo này thường được dung trên bề mặt kim loại và nam châm, nhất là khi dán nam châm vào các động cơ, tính chất khô nhanh của keo UV, cộng với tác động của nhiệt để keo chắc chắn hơn, và chất hoạt hóa activator được sử dụng trong các ứng dụng có khoảng gap lớn, keo khó khô hơn.
Ngoài cơ chế khô, còn rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc lựa chọn được loại keo UV phù hợp. Để được tư vấn kỹ hơn, liên hệ với chúng tôi: