Trong quá trình đưa ra lựa chọn về keo dính, phần lớn bạn sẽ gặp nhiều băn khoăn về sự khác biệt giữa keo 1K (một thành phần) và keo 2K (hai thành phần). Liệu đâu là loại keo tốt hơn? Câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này chưa được làm rõ, bởi vì mỗi loại keo có ưu và nhược điểm của chúng, tạo nên sự phù hợp cho những ứng dụng và nhiều ngành khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đang bối rối khi không biết liệu loại keo nào phù hợp với mục đích của mình, liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ! Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những tính năng quan trọng của loại keo một thành phần, keo hai thành phần và so sánh chúng khác biệt như thế nào dưới cùng một điều kiện. Keo một thành phần (sau đây gọi tắt là keo 1K) được cho là chỉ có một thành phần duy nhất. Trên thực tế, chúng có hai thành phần (gốc nhựa và, tác nhân đóng rắn), tuy nhiên loại keo này được phối trộn bởi nhà sản xuất và luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng để sử dụng như một thành phần duy nhất. Keo 1K yêu cầu một yếu tố từ môi trường bên ngoài (như độ ẩm hay nhiệt độ) để bắt đầu quá trình đóng rắn. Trong khi, keo 2K (keo hai thành phần) có hai thành phần – là gốc nhựa và tác nhân đóng rắn. Đây là hai thành phần hoàn toàn tách biệt sẽ được pha trộn theo tỷ lệ nhất định trước khi sử dụng. Khi các thành phần này được trộn với nhau sẽ xảy ra phản ứng hóa học rồi bắt đầu quá trình đóng rắn. Tỷ lệ phối trộn rất đa dạng: 1:1, 2:1, 4:1 hoặc 10:1, tất cả đều được chấp nhận dựa trên loại keo và công thức của chúng. Những tỷ lệ khác nhau dẫn đến tính linh hoạt, sẽ được làm rõ ở phần hai của bài viết. Đọc thêm Hệ thống bơm trộn keo hai thành phần hoạt động như thế nào? Để trả lời câu hỏi đặt ra đầu bài viết: Sự khác biệt giữa keo 1K và 2K là gì, và những yếu tố cần xem xét để chọn ra loại keo phù hợp. Keo 1K Keo 2K Quy trình pha trộn Do loại keo này chỉ có một thành phần, vậy nên sẽ không có nhiều sai sót. Nhà sản xuất đã thực hiện sẵn việc phối trộn keo. Từ đó, người sử dụng chỉ cần chú ý tới tính phù hợp của sản phẩm và khả năng ứng dụng của chúng. Rất khó để chắc chắn rằng quá trình ứng dụng diễn ra như mong muốn mọi lúc. Ngay cả khi bạn sử dụng đúng tỷ lệ trộn, vẫn sẽ tồn tại rủi ro về tạo bọt khí, dẫn điện, hoặc trộn không đúng cách. Do đó, loại keo này không thể tạo thành một liên kết đủ bền, dẫn đến hỏng keo. Trong trường hợp đó, bạn không thể làm điều gì ngoài việc trộn lại keo khác khi quá trình trộn không thành công. Kỹ thuật bơm tra & trình độ nhân công Do đặc tính keo 1K không cần pha trộn, kỹ thuật bơm tra không yêu cầu người vận hành có tay nghề cao. Tần suất kiểm soát chất lượng có thể được giảm bớt do không cần lo lắng nhiều về vấn đề kỹ thuật bơm tra. Cùng với đặc tính về quá trình pha trộn, rủi ro lớn nhất đó là việc trộn các thành phần một cách không chính xác. Để giảm thiểu rủi ro này, người vận hành cần được đào tạo bài bản. Thêm vào đó, cần tuân theo quy trình để đảm bảo chất lượng keo. Thời gian và điều kiện đóng rắn Nhiều loại keo 1K có yêu cầu cụ thể để có thể đóng rắn, ví dụ như là độ ẩm và nhiệt độ. Nếu quá trình đóng rắn không đủ điều kiện yêu cầu thì keo này sẽ không đóng rắn như mong muốn. Khác với keo 1K thì 2K không phụ thuộc vào các điều kiện từ môi trường bên ngoài (chẳng hạn như nhiệt độ và độ ẩm) để bắt đầu quá trình đóng rắn. Tác nhân đóng rắn sẽ bắt đầu quá trình đóng rắn và đảm bảo keo được đóng rắn hoàn toàn. Tính linh hoạt Keo 1K không mang đến cho bạn nhiều lựa chọn với các đặc tính có thể điều chỉnh (ví dụ như độ bền kết dính hoặc tốc độ đóng rắn). Điều này là do chỉ có một thành phần để điều chỉnh. Do keo 2K cho phép bạn điều chỉnh công thức của nó nên bạn có thể điều chỉnh chất kết dính theo yêu cầu của mình. Ví dụ, bạn có thể điều chỉnh để keo có thời gian thao tác cho phép cụ thểtrước khi chúng đóng rắn một cách nhanh chóng. Chi phí So sánh với loại keo hai thành phần, keo một thành phần rõ ràng tốn ít chi phí hơn. Bởi vì chúng không có yêu cầu đặc biệt nào về thiết bị hay bao bì, dẫn đến ít lãng phí hơn. Thêm nữa, chi phí nhân công có thể được tiết kiệm vì loại keo này không yêu cầu nhân lực có tay nghề và bằng cấp cao. Keo 2K sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Bởi vì những thiết bị chuyên dụng dùng để sử dụng keo 2K có chi phí cao. Chi phí đóng gói cho keo 2K cũng tốn nhiều hơn. Đó còn chưa kể đến chi phí đào tạo cho nhân viên vận hành và đội ngũ QA của bạn. Độ bền kết dính Độ bền kết dính có lẽ là vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi các nhà sản xuất so sánh keo 1K và keo 2K. Tuy nhiên, sẽ không có một câu trả lời cụ thể nào. Độ bền liên kết sẽ phụ thuộc vào gốc hóa học của loại keo đó. Ví dụ, keo 1K gốc Epoxy có thể đạt được độ bền cực tốt và kết dính tốt hơn keo 2K nhưng keo 2K gốc PU bền hơn keo 1K gốc PU. Tóm lại, không có chất kết dính ưu việt nào cho mọi mục đích sử dụng – mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Để chọn một loại phù hợp nhất với ứng dụng trong sản xuất của bạn, hãy đưa các đặc tính của loại keo đang xem xét vào điều kiện sử dụng thực tế của bạn để đưa ra lựa chọn. Lời khuyên của chúng tôi đưa ra là nếu ứng dụng của bạn không yêu cầu những điều chỉnh đặc biệt về đặc tính của loại keo, thì keo 1K sẽ là lựa chọn tốt hơn vì keo 2K có thể khá phức tạp. Tuy nhiên, cần đánh giá ứng dụng một cách toàn diện để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn về loại keo cường lực phù hợp từ chuyên gia:Keo một thành phần và keo hai thành phần là gì?
So sánh keo một thành phần và keo hai thành phần
Kết luận
Home > Giải pháp > Keo dán công nghiệp > Keo một thành phần và hai thành phần – Loại nào phù hợp với ứng dụng của bạn?