AGVs (Automated Guided vehicles) hay còn gọi là hệ thống robot tự hành, là việc sử dụng các robot có khả năng tự lái, tích hợp điều khiển trong một phần mềm hệ điều hành chính, có nhiệm vụ chuyên chở, xếp dỡ hàng hóa, vật liệu trong các nhà máy, kho xưởng, vv.
Xe tự hành được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1950 dưới tên gọi “xe không người lái”. Thuật ngữ xe tự hành “AGVs” lần đầu được sử dụng vào những năm 1973 bởi công ty Volvo trong nhà máy sản xuất ô tô của họ ở Đức
AGVs đến thời điểm hiện tại đã được phổ biến rộng rãi và có thể bắt gặp ở nhiều nhà máy sản xuất với tần suất làm việc liên tục hoặc các lĩnh vực khác bên ngoài như y tế, bán lẻ, dịch vụ.
Việc sử dụng robot tự hành rõ ràng giúp làm gia tăng năng suất đáng kể, giảm chi phí nhân công, tỷ lệ rủi ro tai nạn lao động và cả thời gian chết do chuyển giao giai đoạn thủ công. Sự phát triển của các hệ thống truyền thông, điện tử và cảm biến là bước đệm hoàn hảo cho bước tiến sang kỷ nguyên thứ 4 của công nghệ robot tự hành – công nghệ được xem là chính yếu của tương lai.
Vậy một hệ thống AGVs bao gồm những thành phần chính nào?
1. Phần cứng
Chính là cấu tạo hình dạng robot mà chúng ta có thể thấy bằng mắt thường. Theo đặc trưng hình dạng và chức năng, robots tự hành được chia làm 4 loại chính:
1.1. Robot di động chui gầm (Latent mobile robot)
Về cơ bản, robot sẽ chui xuống dưới pallets để nâng toàn bộ pallets hàng lên, đưa đến điểm đích và nâng xuống. |
1.2. Robot di động băng chuyền (Conveyer mobile robot)
Dòng robot này được thiết kế đặc biệt để tiếp nối chuyển giao (docking) với các dây chuyền sản xuất |
1.3. Robot di động nâng hạ (Forklift mobile robot)
1.4. Robot di động tải nặng (Heavy-duty mobile robot)
Robot có kích thước lớn và chịu tải tốt, chủ yếu dùng trong các ứng dụng nâng đỗ ô tô và các ứng dụng khác đòi hỏi lực chịu cao. |
2. Phần mềm
Hệ thống điều khiển robot (Robot control system) – phần phức tạp nhất cũng là phần quyết định hiệu suất của một hệ thống robot tự hành. Hiểu đơn giản thì đây chính là hệ thống phiên dịch của robot, hiểu được ngôn ngữ robot để trao đổi, thu lượm thông tin và điều khiển robot; đồng thời cũng có thể tích hợp với các hệ thống quản lí cấp cao hơn bên trên (như hệ thống quản lí kho, hệ thống quản lí doanh nghiệp), để truyền dữ liệu từ robot lên, cập nhập thông tin tình trạng kho, hàng để kịp thời có những thay đổi cần thiết trong quá trình sản xuất.
Theo cấp độ từ trên xuống, một hệ thống điều khiển robot sẽ bao gồm:
2.1 Hệ thống quản lí trung tâm (CMS)
Các chức năng chính bao gồm:
- Xây dụng bản đồ đường đi cho robot
- Thống kê dữ liệu
- Xây dựng mẫu nhiệm vụ
- Quản lí thiết bị
- Truy suất cảnh báo
- Làm việc với các thiết bị/ hệ thống thứ 3
2.2. Hệ thống kiểm soát robot
Các chức năng chính bao gồm:
- Thiết lập cấu hình cho robot
- Xử lí tiến trình cảnh báo
- Xử lí tiến trình nhiệm vụ
- Thư viện lưu trữ thuật toán
- Tương tác giao tiếp với robot
2.3. Chức năng quản lí cảnh báo (AMS)
- Truy suất cảnh báo
- Xử lí tiến trình cảnh báo
2.4. Hệ thống kiểm soát nhà kho (WCS)
- Làm việc với các thiết bị/ hệ thống thứ 3
- Tương tác giao tiếp với các hệ thống quản lí khác
Cần thông tin chi tiết cho việc lắp đặt hệ thống AGVs cho ứng dụng riêng biệt, liên hệ với prostech qua: