Nguồn cơn của sự thiếu hụt
Thiếu hụt vật liệu sản xuất là một trong những hậu quả trực tiếp của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch covid-19
Một vài nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thiếu hụt này có thể kể đến như: Sự dịch chuyển khác thường trong nhu cầu mua hàng hóa của khách hàng trong đại dịch; Xu hướng sản xuất tinh giản (cắt giảm tồn kho) để giảm chi phí và tăng lợi nhuận; Và sự đóng cửa của nhiều cảng giao thương hàng hóa quan trọng do lệnh phong tỏa từ chính phủ để giảm lây nhiễm coronavirus
Tổng quan lại, vận chuyển là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu hụt nguồn cung vật liệu sản xuất
Vật liệu kết dính (băng dính, keo) cũng không nằm ngoài danh sách thiếu hụt này. Với xu hướng gia tăng sử dụng vật liệu dán thay thế cho các mối nối cơ khí, nhu cầu cho nguồn cung ổn định của băng keo vì thế tăng lên. Mặc dù các nhà cung cấp vật liệu luôn cố gắng đáp ứng như cầu vật liệu đầy đủ và đúng thời gian, những sự cố ngoài ý muốn luôn hiện hữu ngoài tầm kiểm soát của con người
Thiếu hụt vật liệu thô sẽ không chấm dứt sớm nên việc các nhà sản xuất chủ động tìm các phương pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của xu hướng này là điều cần thiết
Và cách tốt nhất để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của việc thiếu hụt nguyên vật liệu là có các phương án dự phòng ngay từ đầu để nó không diễn ra
Làm sao để hạn chế việc thiếu hụt nguyên vật liệu thô?
1. Xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhà cung cấp vật liệu; dự tính cẩn thận sự dịch chuyển cung và cầu.
Ở thời điểm hiện tại, sự sụp đổ của chuỗi cung ứng khiến các nhà cung cấp vật liệu phải thực hiện thành lập một danh sách ưu tiên cung cấp. Và nhiệm vụ của người sản xuất là làm sao để công ty của mình nằm trong danh sách ưu tiên này bằng cách xây dựng quan hệ mật thiết với nhà cung cấp. Bên cạnh đó việc xây dựng quan hệ này còn có lợi ích khiến công ty nằm ở đầu nguồn thông tin, sớm nhận được những thông tin thay đổi khẩn cấp về những dịch chuyển của thị trường, nguồn hàng, có thêm thời gian chuẩn bị những giải pháp cần thiết.
Một vài gợi ý hành động:
- Thông suốt đường truyền thông tin, đảm bảo các thông tin liên quan được truyền tới và cập nhập với các nhà cung cấp liên tục và đầy đủ (tích hợp công nghệ quản lí)
- Cho phép nhà cung cấp tiếp cận thông tin tồn kho và các số liệu liên quan đến hiệu suất cung ứng của chính họ
- Quản lý sát sao chỉ số thay đổi giá mua hàng(PPV) để thấy được những thay đổi so với giá tiêu chuẩn dự trù ban đầu
- Quản lí & kiểm soát giao hàng sớm và tồn kho do nhà cung cấp quản lí (VMI) – để quản lí tốt hơn nguy cơ thiếu hụt hay thời hạn của nguyên vật liệu
2. Đừng chỉ tập trung vào giá mua sản phẩm để cắt giảm chi phí
Nhiều nhà sản xuất chấp nhận thời gian nhận hàng dài hơn để mua được với giá thấp hơn. Và việc chỉ chú trọng vào việc mua nguyên vật liệu như băng keo được với giá thành rẻ sẽ gây ra những vấn đề khó khăn trong dài hạn như thời gian giao hàng trễ, sản phẩm chất lượng thấp, người cung cấp không hỗ trợ 24/7, chi phí nhân công tăng lên và các hậu quả không mong muốn khác, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay.
Thay vì chỉ tập trung vào giá mua hàng, những nhân tố trong dài hạn thực sự ảnh hưởng mà nhà sản xuất cần phải quan tâm đến có thể kể đến như chi phí cuối cùng, thời gian hàng giao đến, sự linh hoạt của nhà cung cấp, chi phí quản lí rủi ro và khả năng thích ứng của nhà cung cấp theo thay đổi của thị trường.
3. Mở rộng tìm hiểu nguồn cung dư của thị trường trên phạm vi toàn cầu
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc mở rộng tìm hiểu thị trường trên phạm vi toàn cầu không còn là vấn đề gây mất quá nhiều thời gian hay công sức. Bởi vậy, các nhà sản xuất cần nhìn rộng hơn để thấy những nguồn cung tiềm năng kể cả ở các lĩnh vực khác. Việc tìm hiểu cũng bao gồm cả loại nguyên vật liệu có thể được sử dụng để thay thế cho vật liệu hiện tại.
Toàn cầu hóa hiện nay chính là lợi thế mà các nhà sản xuất nên tận dụng tối đa để tạo thêm lợi nhuận và giảm bớt rủi ro trong chu trình tạo ra sản phẩm của mình.
4. Hợp tác với bên cung cấp vật liệu thứ hai
Đây có thể nói là biên pháp chủ động nhất để giảm thiểu tác động của cơn khủng hoảng thiếu hụt nguyên vật liệu.
- Tại sao cần bên cung cấp thứ hai
Việc duy trì mối quan hệ dài hạn thân cận với nhà cung cấp vật liệu hiện tại là điều quan trọng cần ưu tiên . Tuy nhiên song song với đó, các nhà sản xuất cần cân nhắc phát triển thêm mối quan hệ với nhà cung cấp thứ hai như một phần quan trọng trong quản lí rủi ro.
Những lợi ích có thể kể tên:
– Giảm bớt sự phụ thuộc vào duy nhất một nhà cung cấp; linh hoạt hơn chuỗi cung ứng
Khi có sự hợp tác với cả bên thứ hai, sự linh hoạt của nhà sản xuất sẽ được tăng lên khi có vấn đề phát sinh với bên cung cấp vật liệu thứ nhất. Khi những sự kiện bất khả kháng xảy ra có thể kể đến như trục trặc về công nghệ của bên cung ứng, đình công, bất lợi về thời tiết với bên thứ nhất, nhà sản xuất vẫn có giải pháp thay thế ở bên thứ hai. Điều này sẽ giúp chuỗi cung ứng của công ty vượt qua được rất nhiều thử thách đứt gãy do thị trường gây ra.
– Thêm nhà cung ứng giúp đáp ứng những thời điểm cầu vượt đỉnh và giảm bớt những nút thắt khó khăn.
Năng lực cung ứng mở rộng là một trong những lợi ích quan trọng của việc có nguồn cung ứng kép
- Đặc điểm cần có ở bên cung cấp thứ hai
– Có trụ sở ở nơi đặt nhà máy của nhà sản xuất (để luôn sẵn sàng cung ứng trong những trường hợp khẩn cấp)
– Khả năng tồn kho (sẵn sàng cung ứng hầu như mọi thời điểm)
– Nguồn hàng cung có chứng nhận và đáng tin tưởng: các nhà sản xuất chắc chắn không muốn một nguồn cung vật liệu không rõ ràng vào thay thế và phá hỏng toàn bộ dây chuyền sản xuất của mình.